02862702191

Sản xuất dầu ăn bằng phương pháp cơ học

Có nhiều cách để chiết xuất dầu ăn từ các loại hạt có dầu. Trong đó phương pháp cơ học là phương pháp được áp dụng phổ biến và lâu đời

Ngày đăng: 14-05-2014

2,076 lượt xem

TÁCH DẦU THỰC VẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC

Tùy theo từng loại nguyên liệu, sơ đồ công nghệ có những điểm khác nhau nhất định. Nhìn chung, sản xuất dầu bằng phương pháp cơ học thường được biểu diễn bởi sơ đồ công nghệ sau:

NGUYÊN LIỆU

      VỎ BÓC TÁCH VỎ (Có thể có hoặc không)

      NHÂN

      NGHIỀN

      NƯỚC, HƠI NƯỚC CHƯNG SẤY

      ÉP SƠ BỘ

      DẦU I KHÔ I

      NGHIỀN (Có thể có chưng sấy sau nghiền)

      ÉP LẦN II KHÔ II XỬ LÝ

      LÀM SẠCH DẦU II BẢO QUẢN

      DẦU THÔ

a. Bóc tách vỏ: Thành phần chủ yếu của vỏ là xenlulo và hemixenlulo hầu như không chứa dầu hoặc chứa rất ít nên cần bóc tách vỏ nhằm:

- Tạo điều kiện cho việc nghiền nhân được dễ dàng, đạt độ nhỏ mong muốn,

- Giảm tổn thất dầu trong sản xuất vì vỏ có tính hút dầu cao.

b. Nghiền: Tùy thuộc vào nguyên liệu chứa dầu mà đối tượng đưa vào nghiền có thể khác nhau: là hạt nguyên, nếu nguyên liệu chứa dầu không cần phải bóc vỏ...Nghiền nguyên liệu nhằm các mục đích sau:

- Phá hủy triệt để những tế bào nguyên liệu nhằm giải phóng dầu ra ở dạng tự do. Khi kích thước các hạt bột nghiền càng nhỏ, các tế bào chứa dầu càng được giải phóng.

- Tạo cho nguyên liệu có kích thước thích hợp cho các công đoạn chế biến tiếp theo.

- Tạo cho nguyên liệu có hình dáng và kích thước đồng đều, từ đó, bột nghiền sau khi chưng sấy (bột chưng sấy) sẽ có chất lượng đồng đều, khi ép dầu sẽ thoát ra dễ dàng và đồng đều.

c. Chưng sấy bột nghiền:

Chưng sấy bột nghiền nhằm mục đich sau:

- Tạo điều kiện cho bột nghiền có sự biến đổi về tính chất lý học, tức là làm thay đổi tính chất vật lý của phần háo nước và phần kị nước (dầu) làm cho bột nghiền có tính đàn hồi.

- Làm cho độ nhớt của dầu giảm đi, khi ép dầu dễ dàng thoát ra,

- Làm cho một số thành phần không có lợi (mùi, độc tố..) mất tác dụng.

- Làm vô hoạt hệ thống enzym không chịu được nhiệt độ cao tồn tại trong bột nghiền.

- Làm cho độ ẩm của bột nghiền được điều chỉnh từ 3 ¸ 5 % tùy theo từng loại nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo (ép hoặc trích ly).

d. Ép dầu: Hiện nay, việc khai thác dầu ở qui mô trung bình và qui mô lớn thường sử dụng các loại máy ép vít với cơ cấu khác nhau.

Thiết bị ép:

Để tiến hành ép dầu, người ta có thể dùng máy ép vít hoặc máy ép thủ công (máy ép thủ công không giới thiệu).

e. Làm sạch:dầu thoát ra sau khi ép, mặc dù đã qua lớp lưới lọc nhưng vẫn còn nhiều tạp chất, chủ yếu là các mảnh nguyên liệu.

Độ nhớt của dầu ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ lọc, như vậy, tốc độ lọc phụ thuộc vào nhiệt độ của dầu. Nhiệt độ càng cao, độ nhớt càng thấp, lọc càng nhanh nhưng ở nhiệt độ cao một số cặn lọc lại tan vào dầu nên dầu không được lọc sạch, do đó, nhiệt độ lọc thích hợp khoảng 45 ¸ 650C.

Cặn lọc còn chứa nhiều dầu, có thể đưa trở lại máy ép hoặc dùng dung môi trích ly thu hồi dầu.

Dầu sau khi lắng lọc xong có hàm lượng cặn cơ học < 0,3 %, hàm lượng nước và các chất dễ bốc khác < 0,3 %, chỉ số axit <= 5mg KOH.

Dầu sau khi lắng lọc xong gọi là dầu thô, muốn sử dụng dùng làm thực phẩm phải qua giai đoạn tinh chế

f. Xử lý khô dầu: trong khô dầu còn có nhiều chất dinh dưỡng như protit, gluxit...nên có một số loại nguyên liệu như lạc , đậu nành.. sau khi ép lấy dầu, khô của nó có thể sử dụng làm nước chấm hoặc làm thức ăn gia súc.

Công ty TNHH Xây Dựng Môi Trường Đông Châu

Vui lòng gọi: 028.62702191 - lienhe@dongchau.net

banner sản phẩm công ty môi trường đông châu

banner giấy lọc công nghiệp

banner trách nhiệm sản phẩm đông châu